Samsung Galaxy

Mất trắngChỉ tính riêng đến chiều 12.3, tổng s bet

【bet】Căng sức chôn lấp, tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Mất trắng

Chỉ tính riêng đến chiều 12.3, tổng số lợn đã bị tiêu hủy lên tới gần 2.800 con các loại với tổng khối lượng gần 250 tấn
Ông Phạm Trần Hoạt, Chủ tịch UBND H.Yên Mỹ
Sáng 13.3, ngày thứ 2 sau khi UBND xã Yên Phú công bố dịch tả lợn châu Phi, thôn Từ Tây nơi tập trung khoảng 50 hộ chăn nuôi với 10.000 con lợn các loại, không khí khẩn trương diễn ra ở các ngõ xóm, nơi có trang trại lợn đã nhiễm bệnh.Ngày làm việc của lực lượng thú y, công an xã, UBND xã Yên Phú bắt đầu bằng việc hỗ trợ, giám sát tiêu hủy đàn lợn với 3 con nái, 42 lợn thịt và 18 lợn con theo mẹ của gia đình ông Dương Văn Tâm khi các mẫu xét nghiệm máu đều dương tính với vi rút tả lợn châu Phi. Ông Tâm cho biết, thôn Từ Tây có nghề nuôi lợn trang trại từ năm 1992. Khi xã Yên Hòa bên cạnh có dịch, người dân trong thôn họp nhau, mỗi hộ góp 1 triệu đồng để mua vôi bột, thuốc khử trùng phun phòng ngừa. 5 chốt kiểm dịch được dựng quanh thôn, bất kể ngày đêm, các hộ cử người thay phiên gác chốt, chặn toàn bộ xe chở lợn từ nơi khác, tiểu thương mua lợn cũng không được tự do vào trong thôn. “Chúng tôi đã có 20 ngày đêm canh chốt ngăn dịch để bảo vệ đàn lợn nhưng dịch đã nổ ra và đang lây lan nhanh”, ông Tâm chia sẻ.Cách nhà ông Tâm vài trăm mét, anh Lê Văn Viên buồn bã ngồi nhìn trang trại với 27 con lợn nái và 200 con lợn con chờ đến lượt tiêu hủy. “Lợn nái giá hiện giờ khoảng 16 - 17 triệu đồng/con; lợn con giống giá khoảng 1,3 - 1,4 triệu/con, tính cả tiền thức ăn chăn nuôi đã tiêu tốn thì khi toàn bộ đàn lợn trong trang trại bị chôn lấp ước tính thiệt hại khoảng gần 800 triệu đồng, cả sản nghiệp coi như mất trắng”, anh Viên nói.

Tăng cường dập dịch

15 tỉnh, thành có ổ dịch Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và tổng hợp từ các địa phương, có thêm tỉnh Sơn La phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại bản Huổi Ái, xã Mường É, H.Thuận Châu. Đến ngày 13.3, cả nước đã có 15 tỉnh, thành ghi nhận có dịch bệnh nguy hiểm này, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Kạn và Sơn La.
Chỉ trong 3 ngày qua, thôn Từ Tây “nổ” 6 ổ dịch tại các trang trại, ước tính khoảng hơn 400 con lợn phải chôn lấp, tiêu hủy và chính quyền địa phương đang căng sức xử lý số lợn mắc bệnh. Trong ngày 13.3, UBND xã Yên Phú huy động 1 ô tô và 2 máy xúc đào hố chôn lợn nhưng chỉ xử lý được 2 ổ dịch với khoảng gần 150 con lợn các loại.Ông Lê Văn Giới, Trưởng thôn cho biết, những ngày qua, cán bộ tham gia dập dịch phải làm việc đến gần 21 giờ mới nghỉ nhưng chỉ xử lý được 1 ổ dịch, số lợn còn lại phải xếp hàng chờ tiêu hủy, chôn lấp dần khi lực lượng chống dịch dù đã được huyện, tỉnh tăng cường nhưng số lượng lợn quá lớn.Để hạn chế tối đa vận chuyển lợn bệnh, cán bộ thú y và các lực lượng chống dịch hỗ trợ gia đình đào hố chôn lấp tiêu hủy ngay tại trang trại nếu có đất trống. Những trại không có đất trống, xã huy động lực lượng gom lợn ra bãi chôn lấp tập trung.Trả lời Thanh Niên, ông Phạm Trần Hoạt, Chủ tịch UBND H.Yên Mỹ, cho biết: “Chỉ tính riêng đến chiều 12.3, tổng số lợn đã bị tiêu hủy lên tới gần 2.800 con các loại với tổng khối lượng gần 250 tấn”. Ngân sách dự phòng của địa phương chỉ có 7 tỉ đồng, hiện chỉ ưu tiên mua hóa chất, máy bơm phun thuốc khử trùng và các loại vật tư phòng chống dịch chứ chưa thể có tiền chi hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn nhiễm dịch phải chôn lấp, tiêu hủy.

Chờ chính sách mới hỗ trợ người chăn nuôi

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 4.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy tối thiểu 80% giá thị trường đối với lợn thịt, còn lợn đực giống và lợn nái mức hỗ trợ tăng 1,5 - 1,8 lần. Nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn từ T.Ư nên các địa phương tạm thời vẫn áp dụng chính sách hiện nay là 38.000 đồng/kg. Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Ninh, cho hay địa phương này hỗ trợ người chăn nuôi bị dịch bằng 90% giá thị trường. Qua khảo sát của chúng tôi, giá lợn hơi tại Quảng Ninh khoảng 40.000 - 42.000 đồng/kg. Theo đó, mức hỗ trợ người chăn nuôi hiện nay 38.000 đồng/kg là phù hợp. Nếu giá lợn hơi trên thị trường có giảm thì Quảng Ninh không giảm mức hỗ trợ cho đến khi Chính phủ có chính sách mới. Ông Phạm Trần Hoạt, Chủ tịch UBND H.Yên Mỹ (Hưng Yên), cho biết khi thống kê thiệt hại thì chính sách hỗ trợ vẫn áp dụng theo quy định là 38.000 đồng/kg. Theo ông Hoạt, Hưng Yên đang chờ chính sách mới của Chính phủ để điều chỉnh mức hỗ trợ nhằm chia sẻ thiệt hại với nông dân, bởi đối với lợn nái và lợn đực sống nếu áp dụng hệ số mới là 1,5 - 1,8 lần thì giúp người chăn nuôi giảm thiểu nhiều thiệt hại. Còn tại Hải Phòng, ngoài áp dụng hỗ trợ 38.000 đồng/kg đối với lợn thịt, địa phương này cũng chủ động áp dụng chính sách hỗ trợ theo hệ số 1,5 - 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống. P.Hậu - L.Tân - N.Hiếu - M.Hải

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap